Contents
Thiết kế cầu thang nhà cấp 4 gác lửng tối ưu hóa không gian
Thiết kế cầu thang nhà cấp 4 gác lửng có công dụng kết nối giữa tầng trệt và tầng lửng đơn giản. Giúp hỗ trợ quá trình sinh hoạt dễ dàng hơn, tiết kiệm không gian sống hiệu quả. Cầu thang gác lửng còn phù hợp với những gia đình muốn tiết kiệm chi phí xây dựng. Thay vì cần xây nhà 2 tầng hay 3 tầng. Bạn có thể chọn giải pháp tiết kiệm bằng cách xây gác lửng và cầu thang lên gác lửng đơn giản.
Gác lửng là gì?
Gác lửng hay còn gọi là tầng lửng, gác xép, là một phần trong kiến trúc của ngôi nhà. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp kiểu kiến trúc này tại những căn nhà có diện tích nhỏ hẹp ở phố. Hoặc tại những hộ gia đình chưa có đủ kinh phí để xây dựng một ngôi nhà 2 tầng có diện tích rộng rãi hơn. Và để kết nối giữa tầng 1 và gác lửng này cần một chiếc cầu thang kết nối.
Phân loại các mẫu cầu thang gác lửng nhà cấp 4
1. Thiết kế cầu thang gác lửng bằng gỗ
Chất liệu gỗ không còn quá xa lạ trong việc thiết kế nhà, nội thất đi cùng. Không phải tự dưng mà gỗ lại được sử dụng nhiều đến như vậy. Không chỉ bởi tính thẩm mỹ mà còn được minh chứng qua thời gian bởi tính bền đẹp. Việc sử dụng gỗ với cầu thang được xem là giải pháp khá phổ biến, tiết kiệm chi phí giá thành, nhân công.
2. Thiết kế cầu thang gác lửng bằng kính
Vật liệu được sử dụng là kính cường lực với độ bền cao, khả năng chịu nhiệt cực tốt. Mẫu cầu thang dạng này được sử dụng rất nhiều trong thiết kế gác lửng hiện nay. Và đặc biệt được sử dụng trong các thiết kế biệt thự xa xoa đủ để thấy tính thẩm mỹ trong thiết kế dạng này.
3. Cầu thang gác lửng bằng thép
Một chiếc cầu thang được làm toàn từ thép, điển hình trong khu phòng trọ có gác xép. Vật liệu này với tính chất bền, nhẹ. Thiết kế không yêu cầu tinh tế và tỉ mỉ nên được lựa chọn. Cùng với đó là chi phí giá thành thi công rẻ, nhanh nên được áp dụng rất nhiều trong mẫu thi công này.
4. Cầu thang gác lửng bằng đá
Chất liệu làm nên cầu thang dạng này là đá tự nhiên hoặc nhân tạo. Tùy theo chi phí và yêu cầu gia chủ mà những chiếc cầu thang bằng đá được thiết kế sao chu phù hợp với tổng quan chung của ngôi nhà.
5. Cầu thang gác lửng cốt thép bê tông
Với ưu điểm: thi công nhanh, chi phí thấp, hợp với mọi loại thiết kế không gian nhà. Đây là mẫu cầu thang không chỉ áp dụng lại căn nhà cấp 4 có gác lửng mà còn tại những công trình lớn hơn.
Ưu điểm khi thiết kế cầu thang gác lửng nhà cấp 4
– Thiết kế khoa học:
Gác lửng thông minh của căn nhà cấp 4 giúp bạn nới thêm được không gian sử dụng cho căn hộ. Bạn hoàn toàn có thể biến gác lửng thành phòng khách thứ 2. Và thêm một phòng sử dụng tuyệt vời trên cao.
– Sự độc đáo trong kiến trúc:
Tùy theo yêu cầu của gia chủ, gác lửng sẽ được thiết kế phá cách. Có thể là một gác lửng, 2 gác lửng với cầu thang xoắn ốc hiện đại… Biến tấu của mẫu nhà cấp 4 gác lửng trong thiết kế mang đến sự độc đáo tuyệt vời cho căn nhà bạn.
– Tiết kiệm chi phí:
So với những thiết kế nhà 2 tầng hay 3 tầng thì hiển nhiên, mẫu nhà cấp 4 có gác lửng được xây dựng với kinh phí thấp hơn.
Những lưu ý khi thiết kế cầu thang gác lửng nhà cấp 4 đẹp
1. Vị trí đặt cầu thang
Đầu tiên bạn cần chú ý khi thiết kế cầu thang nói chung và cầu thang gác lửng nói riêng đó là vị trí. Theo quan niệm, cầu thang là một trong những yếu tố quan trọng trong phong thủy nhà ở. Đóng vai trò như xương sống trên cơ thể. Vì vậy khi thiết kế cầu thang phải đảm bảo luồng khí tốt qua cầu thang từ tầng 1 lên đến các phòng. Mang lại không khí trong lành cho toàn bộ ngôi nhà.
Cầu thang nên được đặt ở vị trí hợp lý. Cầu thang tại tầng trệt không nên đi thẳng ra cửa, đem lại khá nhiều bất tiện về sử dụng như thiếu đi sự kín đáo, gây trực xung. Có thể khắc phục đối với cầu thang dạng này bằng cách dựng một vách ngăn nhẹ hoặc tủ kệ. Như vậy sẽ mang lại vượng khí cho ngôi nhà, hài hòa với kiến trúc tổng thể.
Với những ngôi nhà có gác lửng và đặt cầu thang. Bạn có thể đặt sang một bên để tiện lợi trong sinh hoạt. Không ảnh hưởng đến không gian chung của tầng trệt.
2. Số bậc cầu thang
Cách tính số bậc cầu thang thông dụng đó là: Số bậc cầu thang = chiều cao tầng : chiều cao của bậc thang.
Thông thường kích thước cầu thang phù hợp nhất thường là 15 – 18cm. Trong các công trình cơ cấu, chiều cao của bậc thang trong ngôi nhà thường dùng là 14 – 20cm. Tương ứng với độ dốc vào hồi 20 – 45°. Độ cao tương đối hợp lý của bậc thang là 15 – 18cm với chiều rộng 24 + 30cm.
Cầu thang bộ trong căn nhà có người qua lại không nhiều. Chúng ta có thể làm dốc một chút nhưng mà b/h=170/260mm, độ dốc bằng 33° cũng có khi có thể đạt tới h/b=175/250mm, độ dốc bằng 35°. Trong một vài trường hợp đặc biệt, độ dốc có thể là 45°-h/b=200/200mm.
Theo quan điểm của người Phương Đông, số bậc thang nên rơi vào số Sinh (Sinh – Lão – Bệnh – Tử). Do đó, bậc cầu thang thường rơi vào các số theo công thức 4n+1 như là 13,17,21,25….với mong muốn luôn mang lại sức khỏe, may mắn, tài lộc cho gia chủ.
3. Phong thủy thiết kế cầu thang nhà cấp 4
Phong thủy đóng một vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của mỗi người. Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, khi làm cầu thang lên gác lửng gia chủ cần đảm bảo đặt cầu thang ở nơi thoáng đãng. Dồi dào sinh khí và đảm bảo theo hướng tốt cho gia chủ.
Đồng thời, cầu thang nên được bố trí vào các cung như: Thiên mã, Thiên Lộc, Dương Quý Nhân, Đào Hoa và tránh các cung có Thiên hình, Đại sát.
4. Thông số kỹ thuật của cầu thang
Trong kiến trúc nhà ở dân dụng, cầu thang thường rộng từ 0,8m đến 1,2m hoặc 1,5m.
Độ dốc của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao của nhà và được quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Được tính bằng công thức 2h + b = 600mm. Trong kiến trúc công trình, độ cao của bậc thang trong nhà thường từ 150 đến 180mm, chiều rộng tương ứng là 250 – 300mm.
Chiều cao của lan can không liên quan đến độ dốc hay chiều rộng của cầu thang. Tuy nhiên chiều cao tiêu chuẩn của lan can từ mặt bậc lên tới tay vịn của lan can là 900mm, không được thấp hơn 80mm.